DIỄN ĐÀN SUHOC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN SUHOC

Hãy làm những gì bạn chưa biết để biết những gì bạn chưa làm!
 
trang chuTrang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Similar topics
Latest topics
» Trung tâm Nhật ngữ Vijacen
Thuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ? I_icon_minitimeFri Aug 24, 2012 9:26 pm by vijacen

» Khai giảng lớp luyện thi N2 và N3 tại Trung tâm Nhật Ngữ Top Globis
Thuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ? I_icon_minitimeFri Feb 10, 2012 7:04 pm by tuquynh

» Học tiếng Nhật - Top Globis
Thuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ? I_icon_minitimeWed Sep 21, 2011 2:51 am by tuquynh

» Học tiếng Nhật - Top Globis
Thuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ? I_icon_minitimeThu Aug 11, 2011 2:06 am by tuquynh

» Cung cấp, lắp đặt, thiết kế camera quan sat, bao dong, bao chay, camera ip
Thuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ? I_icon_minitimeMon Jun 27, 2011 2:35 am by rongvanggroupvn

» Khai giảng lớp đàm thoại sơ trung cấp tại Top Globis
Thuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ? I_icon_minitimeThu Jun 16, 2011 2:18 am by tuquynh

» Tiếng Nhật online xu thế mới của thời đại- Top Globis
Thuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ? I_icon_minitimeThu Jun 16, 2011 2:14 am by tuquynh

» Kiếm tiền kiểu này hay và thiết thực nhỉ
Thuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ? I_icon_minitimeMon Nov 29, 2010 3:29 am by tuquynh

» Tìm việc làm, tuyển dụng hãy đến với Top Globis
Thuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ? I_icon_minitimeMon Nov 29, 2010 3:27 am by tuquynh

» PHẢN XẠ NGẪU NHIÊN LIÊN TỤC-p2 Học tiếng Nhật mới
Thuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ? I_icon_minitimeMon Nov 29, 2010 3:26 am by tuquynh

» Lớp học tiếng Nhật miễn phí tại Top Globis
Thuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ? I_icon_minitimeMon Nov 29, 2010 3:25 am by tuquynh

» Học tiếng Nhật là niềm vui của bạn - Dạy tiếng Nhật là niềm tự hào của Top Globis
Thuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ? I_icon_minitimeWed Sep 01, 2010 12:33 am by tuquynh

» Khóa đàm thoại tiếng nhật mới tại Top Globis
Thuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ? I_icon_minitimeTue Aug 31, 2010 11:40 pm by tuquynh

» Cảm nhận về chuyến thực tế chuyên môn ngoài Trường
Thuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ? I_icon_minitimeTue Jul 20, 2010 7:12 pm by vodat

» Đề thi Tốt nghiệp THPT năm 2010 môn vật lí
Thuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ? I_icon_minitimeSun Jul 18, 2010 7:37 pm by Admin

» Đề thi TNTHPT năm 2010 môn hoá
Thuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ? I_icon_minitimeSun Jul 18, 2010 7:31 pm by Admin

» Hướng dẫn cách setup BIOS !
Thuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ? I_icon_minitimeSun Jul 18, 2010 7:24 pm by Admin

» Nêu những nét chính tình hình bán đảo triều Tiên từ 1945 đến 2000 ?
Thuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ? I_icon_minitimeTue Jun 22, 2010 8:09 am by Admin

» KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT
Thuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ? I_icon_minitimeTue May 25, 2010 8:12 am by antoni

» ĐỊNH HƯỚNG ÔN THI TNTHPT MÔN ĐỊA LÝ
Thuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ? I_icon_minitimeSun May 16, 2010 6:25 pm by antoni

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Thống Kê
Hiện có 4 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 4 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 40 người, vào ngày Wed Aug 02, 2017 6:50 pm
Top posters
Admin
Thuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ? Vote_lcapThuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ? Voting_barThuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ? Vote_rcap 
vodat
Thuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ? Vote_lcapThuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ? Voting_barThuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ? Vote_rcap 
antoni
Thuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ? Vote_lcapThuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ? Voting_barThuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ? Vote_rcap 
anhquan
Thuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ? Vote_lcapThuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ? Voting_barThuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ? Vote_rcap 
quynhluu
Thuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ? Vote_lcapThuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ? Voting_barThuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ? Vote_rcap 
tuquynh
Thuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ? Vote_lcapThuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ? Voting_barThuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ? Vote_rcap 
hocthi
Thuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ? Vote_lcapThuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ? Voting_barThuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ? Vote_rcap 
nganhoc
Thuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ? Vote_lcapThuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ? Voting_barThuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ? Vote_rcap 
rongvanggroupvn
Thuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ? Vote_lcapThuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ? Voting_barThuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ? Vote_rcap 
vijacen
Thuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ? Vote_lcapThuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ? Voting_barThuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ? Vote_rcap 
Tin nhanh
luot truy cap

 

 Thuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ?

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
minhanh-pl
minhanh-pl
Admin


Tổng số bài gửi : 91
Join date : 12/01/2010

Thuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ? Empty
Bài gửiTiêu đề: Thuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ?   Thuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ? I_icon_minitimeMon Mar 15, 2010 7:16 am

Truyện Kiều là một kiệt tác của văn học Việt Nam. Người ta đã khen nó quá nhiều, thậm chí khen qúa lời như Phạm Quỳnh “Truyện Kiều còn, nước ta còn” và xem nó như là “quốc túy”, “quốc hồn” … Từ đó, làm cho nhiều người có thói quen suy nghĩ rằng: Việt Nam là Kiều, Kiều là Việt Nam. Còn riêng nhân vật Thúy Kiều, không ít người cho rằng cô là “tiêu biểu cho dân tộc Việt Nam”. Một nhà thơ phát biểu “Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc”. Có nhà nghiên cứu nhận định “Thúy Kiều tiêu biểu cho tâm hồn và trái tim Việt Nam” và cũng có nhà phê bình xem nàng như là cô Tấm của Việt Nam. v.v… Vậy, Thúy Kiều có thực sự điển hình cho người phụ nữ Việt Nam ?
Trước hết, ta hãy tìm hiểu quốc tịch Thúy Kiều. Nàng quê ở Bắc Kinh, sống vào thời Gia Tĩnh, triều Minh, như vậy, nàng là người Trung Quốc chứ không phải người Việt Nam. Nhưng lâu nay, xuất phát từ suy nghĩ: Truyện Kiều là của Nguyễn Du và vì quá yêu Kiều nên mọi người đã cho nàng nhập tịch Việt Nam tự bao giờ, “Cô Kiều hóa Việt trội làng Ngô” (Văn Phong). Tuy nhiên, cụ Huỳnh Thúc Kháng cảnh tỉnh:
“Sách dạy ngày nay đĩ đứng đầu/
Xúm nhau sùng bái gái nhà Ngô/(…)
Ai ơi gọi cụ Tiên Điền dậy/
Đừng để non sông chịu tiếng vu/(…)
Phật nhà không lạy, lạy người Tàu” (4).

Sau này, Hoài Thanh cũng nhắc nhở: “Ta không nên quên là Nguyễn Du viết theo quyển truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Ta chớ cố đi tìm ở đây những chi tiết cụ thể về xã hội Việt nam thời trước, ví dụ về tình hình trong các nhà chứa đĩ” (2).

Như vậy, Kiều không sinh ra ở Việt Nam, cũng chưa từng sống ở Việt Nam thì không thể gọi nàng là điển hình cho người phụ nữ Việt Nam được.
Nếu xét về thành phần xuất thân, ta thấy Kiều cũng không hiện thân cho quần chúng nhân dân lao động. Theo giới thiệu của Nguyễn Du thì nàng xuất thân trong một gia đình “Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung”. Nguyễn Bách Khoa coi nàng là hình ảnh của người đàn bà quí phái thời đó. Nàng sống phong lưu, no đủ, lúc ở nhà chỉ lo làm thơ, đánh đàn (thơ cổ có câu: “Gia trung hữu cầm, nữ tử tất dâm”).

Lúc ở với Hoạn Thư nàng chỉ làm công việc đánh đàn giải khuây cho chủ. Những năm ở lầu xanh thì lo ân ái với khách làng chơi (đĩ điếm không phải là một nghề chính đáng). Thời gian sống với các ông chồng thì mọi việc trong nhà đã có các tôi tớ lo. Nàng không bận tâm tới việc nội trợ, cũng chẳng phải lao động trí óc, chẳng biết buôn bán như bà Tú vợ của Tú Xương … Nàng cũng không biết làm nông và chưa từng lao động tay chân. Như vậy, không thể coi nàng là hình ảnh tiêu biểu cho phụ nữ một nước mà nông dân chiếm tuyệt đại đa số được.
Tiếp theo, ta hãy xem thử hành động và tính cách của Thúy Kiều có giống với đa số phụ nữ Việt Nam hay không. Đầu tiên là hành động bán mình chuộc cha. Nhiều nhà Nho cho đây là hành động hợp lẽ, bởi Kiều coi trọng chữ hiếu hơn chữ tình. Tuy nhiên, không phải ai cũng chấp nhận như vậy. Ngô Đức Kế cho rằng, Kiều bán mình là vì:
“Hiếu vờ may gặp cơn gia biến/
Nhân hão vì tham cái lễ to”
(Kiều cũng rất sắc sảo trong việc “Cò kè bớt một thêm hai”).

Nguyễn Công Trứ cho rằng hành động đĩ điếm của nàng là một lời sỉ nhục cha mẹ
“Bấy giờ Kiều còn hiếu vào đâu/
Mà bướm chán ong chường đến thế/
Bạc mệnh chẳng làm người tiết nghĩa/
Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm/ (…)
Dễ đem chữ hiếu mà lầm được ai”.

Kiều không nhất thiết phải bán mình cho chàng Giám Sinh “Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao” (đẹp trai, có học thức, giàu có). Nàng có nhiều cách xoay xở để giúp cha. Theo Phan Văn Trị, nàng phải kiện đến nơi đến chốn để được minh oan

“Ví dầu Viên Ngoại oan vu lớn/
Sao chẳng Đề Oanh sớ sách tâu” (1).


Còn Nguyễn Thị Hồng Vân thì bày cách
“Sao không bán ruộng bán nương /
Ít nhiều liệu khất, mong đường minh tra/
Án dù còn chút mập mờ/
Lao tù luống chịu cho qua tháng ngày/
Mẹ con ở mướn vá may/
Rồi ra khổ tận có ngày cam lai” (4).


Rõ ràng là không phải người phụ nữ nào gặp gia biến cũng đều bán mình, mà họ có thể kiện tụng hoặc làm lụng khổ cực để trả nợ.
Lần theo lai lịch tình ái của Thúy Kiều, ta thấy khó ai bì kịp nàng về số lượng nhân tình. Nàng đến với Kim Trọng quá nhanh và quá bạo dạn. Sau khi gặp Kim Trọng trong tiết thanh minh, hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân thảo luận xem ai sẽ yêu chàng Kim là hợp lẽ (ở ngoài đời không có chị em nào công khai bàn chuyện đó). Ngoài miệng thì Kiều nói rằng Vân hợp với chàng hơn nhưng trong bụng thì muốn giành cho mình (Bản của Thanh Tâm Tài Nhân (TTTN) (3). Và nàng lập kế đến với Kim Trọng trước.

“Ai bảo rằng cô một gái lành/
Con nhà nề nếp giống trâm anh/
Động tình lập kế chim Kim Trọng …” (Nguyễn Mạnh Bổng) (1).

Sau khi chàng Kim dính câu, Kiều liền
“Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” đến thề thốt yêu đương. Trước miếng ngon dâng sẵn, chàng Kim đã

“Xắn tay mở khóa động đào/
Rẽ mây trông tỏ lối vào Thiên Thai”.

Nhiều người căn cứ vào câu này mà cho rằng Thúy Kiều đã mất trinh từ đêm đó. Hành động trao duyên của Kiều cũng rất lạ trong cái xã hội vốn rất coi trọng tôn ti trật tự trong gia đình. Có người chị nào lại nhờ em lấy người yêu của mình. Rồi cái việc sau này, nàng quay lại nhận làm vợ bé cho em rể cũng cho thấy bóng dáng của sự loạn luân:

“Toan làm vợ lẽ cô em vậy/
Cô thật khôn ngoan đủ thập thành/ (…)
Ngứa nghề trở lại toan làm bé/
Đời vẫn khen em hiếu với tình” (Nguyễn Mạnh Bổng) (4).

Kiều hơn tất cả những người phụ nữ Việt Nam đoan chính ở chỗ, nàng đã ăn nằm với hằng hà vô số khách làng chơi trong những năm tháng sống ở lầu xanh. Nàng đã nhận lời cầu hôn với: Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Thúc Sinh, Bạc Hạnh, Từ Hải, Thổ Quan, Kim Trọng. Ngoài ra, còn phải kể thêm Hồ Tôn Hiến nữa. Trong bữa tiệc mừng việc đánh bại Từ Hải, Hồ Tôn Hiến nói với Kiều
“Ta sẽ cùng khanh bách niên giai lão”.

Nàng nhìn vào mặt Hồ một lúc như để xem thử ông ta có thực lòng không, rồi thưa:

“Tiện thiếp là kẻ phạm phụ vong mạng, đâu dám mong được hầu hạ thượng quan”

(có nghĩa là muốn nhưng sợ ông ta không nhận).

“Nàng cúi đầu nhận lấy chén rượu, các tướng tá đứng dậy làm lễ chức mừng” (bản của TTTN).


Kiều là người đa tình, nên hễ có ai cầu hôn, chỉ trong phút chốt là nàng gật đầu ngay. Nguyễn Bách Khoa đã từng thử bắt mạch khám bệnh cho Kiều và kết luận, nàng bị mắc bệnh “ủy hoàng” (chlorose) “cơ quan sinh dục luôn náo động trong thời kỳ phát triển”. Và chứng “ưu uất” (hystérie) “luôn bị những cảnh ái ân ám ảnh và luôn hứng tình, chỉ khao khát những vỗ về của người đàn ông” (1). Dẫu rằng kết luận trên không có cơ sở nhưng cũng nên tham khảo. Từ khi hứa với Tú Bà “Tấm lòng trinh bạch từ sau xin chừa”, Kiều dường như dứt bỏ mình ra khỏi sự ràng buộc của lễ giáo và ngụp lặn thỏa thê trong thế giới dâm dục. “Khéo là mặt dạn mày dày/ Kiếp người đã đến thế này thì thôi”. Khi biết mình bị lừa vào lầu xanh lần hai, nàng không hề tỏ ra buồn bã, coi đó là chuyện bình thường, thậm chí còn tỏ ra mình đã dày dạn trong việc “Đưa người cửa trước, rước người cửa sau” và bắt tay cùng với mụ chủ mới lo việc “làm ăn”. Nàng nghĩ “Người đến mua vui thì mình cũng mượn đó mà khiến hứng, ca ngâm suốt sáng, đàn địch thâu đêm” (3). Với bản tính của Kiều như vậy, chẳng trách gì cụ Huỳnh Thúc Kháng và nhiều người khác gọi nàng là “con đĩ Kiều”. Và như thế, không thể coi nàng là kết tinh những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam được.
Những người bênh vực Kiều cho rằng, do xã hội bất công xô đẩy chứ nàng đâu có muốn như vậy. Thực ra, trong xã hội xưa nay cũng không thiếu gì người gặp tai ương nhưng họ vẫn cố gắng vượt qua hoàn cảnh nghiệt ngã để giữ gìn phẩm giá của mình. Nếu không biết cách chiến thắng hoàn cảnh thì có lẽ chị Dậu (Tắt đèn) cũng đã bị sa ngã vài lần, sau đó chị biện bạch “Tại do hoàn cảnh khó khăn nên mới ăn nằm với các quan, chứ tôi vẫn chung thủy với anh Dậu nhà tôi”. Rồi chị cầm chữ trinh về nói với anh Dậu “Chữ trinh còn một chút này”. Và tất cả các cô gái điếm ngày nay cũng biện bạch lý do hoàn cảnh để khẳng định mình là tốt hết cả hay sao ?. Lại có người uyên thâm Nho giáo cho rằng, cứ theo luật “Bỉ sắc tư phong” thì số phận Kiều đã được định đoạt rồi. Nàng có tài sắc hơn người thì ắt sẽ bị trời “đày vào kiếp phong trần”
“Chữ tài liền với chữ tai một vần”. Nàng không thể cưỡng được: “Cũng liều nhắm mắt đưa chân/ Mà xem con Tạo xoay vần đến đâu”. Người am hiểu về Phật giáo thì cho rằng: Kiều khổ là do sự chi phối của luật Nhân – Quả, kiếp luân hồi. “Kiếp xưa đã vụng đường tu/ Kiếp này chẳng kẻo đền bù mới xuôi”. Đáng lẽ kiếp này nàng phải cố tu cho tốt để rũ sạch nợ kiếp trước và tạo cuộc sống tốt đẹp ở kiếp sau, nhưng nàng cứ ôm lấy chữ “dục” (nó là nguyên nhân của nỗi khổ chúng sinh). “Lại mang lấy một chữ tình/ Khư khư mình buộc lấy mình vào trong”. Đó là nhận xét của sư Tam Hợp đạo cô, còn độc giả nhận xét như sau:
“Mấy độ lầu xanh còn chửa chán/
Bao lần quy Phật cũng không thành” (Nguyễn Mạnh Bổng).
“Đa mang thân thế nương nhà thổ/
Còn trách cha ông vụng kiếp tu” (Huỳnh Thúc Kháng) (4).
Kiều khổ là do bản chất của nàng.


Ngoài chuyện dâm dục ra, Kiều còn có nhiều hành vi rất đáng bàn. Trước hết là việc uống rượu.
“Kim Vân Kiều tân truyện” kể tỉ mỉ rằng: Lúc còn mới sơ giao với Kim Trọng, nàng đã mang rượu và đồ nhắm lẻn sang nhà trai. Sau trở lại nhà, thấy cha mẹ chưa về, nàng lại tiếp tục lấy thêm rượu và đồ nhắm mang sang. “Nàng bèn rót tuần rượu khác, hai bên chén tạc chén thù, rất là vui vẻ”, “Đương khi chuếnh choáng hơi men, cảm thấy hồn thơ lai láng, nàng nhận lời ngay”. Còn những năm ở lầu xanh, nàng phải uống rượu thâu đêm suốt sáng với khách làng chơi là chuyện thường tình. Nhưng lạ nhất là trong thời gian Kiều đi tu, ta thấy nàng uống rượu với vãi Giác Duyên ở cầu Thăng Tiên, hai người đàn bà tu hành cũng chuếnh choáng hơi men. Thử hỏi, phụ nữ Việt Nam truyền thống có ai làm đệ tử của Lưu Linh như nàng ? Đi tu nhưng nàng cũng biết nói dối rất tinh vi. Để vãi Giác Duyên cho nương nhờ cửa Phật (cũng là để trốn tránh Hoạn Thư), nàng bịa lý do mình là tiểu đồ của sư phụ Hằng Thủy, vì lạc thầy nên một mình tới đây. Nàng cũng biết ăn cắp, những đồ mà nàng ăn cắp ở nhà Hoạn Thư trị giá 200 lạng vàng (gần bằng một nửa giá Mã Giám Sinh mua Kiều). Mỗi lần ai mua nàng, nàng cũng biết cò kè từng đồng rất rành mạch. Nàng hỏi chủ lầu xanh thứ hai là đã mua nàng giá bao nhiêu, rồi nàng trả lời tỉnh bơ: Như vậy là đắt gấp 10 lần giá gốc mà Bạc Hạnh mua tôi (!). Trong màn báo oán, nàng tỏ ra quá tàn nhẫn, vượt ngoài khả năng của một phụ nữ bình thường. Bạc Hạnh bị cưa thành 100 đoạn, đem trộn với cỏ cho ngựa ăn, Tú Bà bị đốt thành ngọn đuốc, Mã Giám Sinh bị căng da, moi gân quẳng ra bể cho cá nóc ăn, Sở Khanh bị lột da, chết một cách thê thảm (Bản của TTTN) (3). Nguyễn Du viết: “Máu rơi thịt nát tan tành/ Ai ai trông thấy hồn kinh phách rời”.Những nạn nhân đó, trước kia có cùng lắm thì chỉ đánh nàng bằng roi. Nay nàng không dùng gươm đao mà dùng những thứ khủng khiếp hơn cả gươm đao để trả thù. Vậy ai nói nàng Kiều là dịu dàng, rộng lượng ?. Cụ Huỳnh Thúc Kháng bình: “Muôn ác tà dâm ấy sự đầu (…) Thiện chẳng thấy bày, bày những ác” (4).
Vào những năm đầu thế kỷ XX, giới báo chí văn nghệ sĩ trong nước có tranh luận về việc có nên đưa Truyện Kiều vào dạy trong nhà trường hay không. Nhiều người cho rằng Truyện Kiều là truyện phong tình “quyết không thể nào đem ra làm sách dạy đời được” (5). Trong một bài viết trên báo Hữu Thanh, số 21, ra ngày 01/9/1924, cụ Ngô Đức Kế nói: “Ngày trước, các cụ tiền bối thường cấm con em xem Truyện Kiều, trong xã hội, ai hay đọc Truyện Kiều nghêu ngao thì cho là kẻ đàng điếm (…) thế mà ngày nay, đức văn sĩ ta biểu dương Truyện Kiều lên để khai hóa cho quốc dân, đem Truyện Kiều làm sách Quốc văn giáo khoa (sách dạy), làm sách sư phạm giảng nghĩa (sách thầy) (…) Than ôi, Kim Vân Kiều mà cai trị nước Việt Nam thì xã hội nước Việt Nam không nói cũng biết rồi” (tức là sẽ hư hỏng như Thúy Kiều). Sau đó, cụ Huỳnh Thúc Kháng cho rằng xã hội Việt Nam thời đó hư hỏng là do người ta mê Kiều “Hiện xã hội ta ngày nay mà diễn ra những tuồng thương phong, bại tục kia, cái giống độc con đĩ Kiều gieo vào trong cõi tư tưởng không phải là ít” (báo Tiếng Dân, ngày 17/9/1930) (1). Không chỉ có các nhà Nho lên án mà dân gian cũng có câu “Đàn ông chớ kể Phan Trần/ Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều”. Nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài cũng ngạc nhiên không hiểu sao người Việt Nam lại ca ngợi hết lòng một cô gái đĩ (chẳng lẽ nghề đĩ là tốt đẹp và phổ biến ở Việt Nam ?)
Nếu Kiều không tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam thì nhân vật văn học nào sẽ ở vị trí đấy ? Có lẽ nàng Kiều Nguyệt Nga của Nguyễn Đình Chiểu là ứng cử viên sáng giá nhất. Bởi vì, cốt truyện “Lục Vân Tiên” là do Nguyễn Đình Chiểu sáng tạo ra dựa trên cuộc đời thực của tác giả. Như vậy, Nguyệt Nga là gái bản địa, nàng kết tinh những phẩm chất tốt đẹp nhất của người phụ nữ Việt Nam: “Công, dung, ngôn, hạnh”, “Trung, hiếu, tiết, nghĩa”. Vì chung thủy với người yêu đã chết nên nàng cự tuyệt không lấy con quan tể tướng. Nàng biết chống chọi lại với hoàn cảnh chứ không phải buông xuôi rồi rên rỉ: “Kim Liên ơi hỡi Kim Liên / Xin em hãy lấy Vân Tiên làm chồng”. Vì trung với nước nên nàng chấp nhận xuống thuyền đi cống Hồ nhưng rồi lại để Kim Liên thay mình rồi tự vẫn. Lúc trôi dạt vào nhà Bùi Kiệm, mặc cho hắn dụ dỗ, nàng vẫn trốn đi (không ăn cắp thứ gì của Bùi ông mang đi cả). Ở với bà lão trong rừng, nàng cũng chăm chỉ quay tơ dệt sợi, lao động tay chân như bao người phụ nữ Việt Nam khác. Trải bao sóng gió cuộc đời, nàng vẫn giữ trọn tấm lòng trinh bạch với người tình mà nàng nghĩ đã chết rồi. Nàng xứng đáng là nhân vật điển hình cho phụ nữ Việt Nam.
Nhưng trên đời này có biết bao nghịch lý. Nguyệt Nga tốt nết hơn Thúy Kiều nhưng thiên hạ lại biết Kiều nhiều hơn Nguyệt Nga. Vì ngưỡng mộ tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du mà người ta ngộ nhận rằng, bất cứ đứa con nào do thiên tài sinh ra cũng đều tốt nết cả. Thúy Kiều không toàn mỹ nhưng Truyện Kiều vẫn cứ là kiệt tác. “Truyện Kiều” cùng với “Số đỏ” là hai đỉnh cao đại diện cho hai thời kỳ văn học trung đại và hiện đại. Đó là hai tác phẩm rất hay, nhưng …
Rằng hay thì thật là hay
Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào
nguồn: trannhuong.com
Về Đầu Trang Go down
https://suhoc.forum-viet.com
Admin
minhanh-pl
minhanh-pl
Admin


Tổng số bài gửi : 91
Join date : 12/01/2010

Thuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ? Empty
Bài gửiTiêu đề: Truyện Kiều qua các thời đại   Thuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ? I_icon_minitimeMon Mar 15, 2010 7:32 am

Truyện Kiều qua các thời đại

Truyện Kiều ra đời đã được chừng một trăm tám mươi năm (1). Những ý kiến phát biểu về Truyện Kiều nhiều không kể xiết. Bài này chỉ điểm qua một số thơ văn khen chê Truyện Kiều viết trước Cách mạng Tháng Tám.

Tương truyền khi sáng tác xong Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh), Nguyễn Du đưa bản thảo cho người bạn văn chương tri kỷ của mình là Phạm Quý Thích xem. Phạm rất tán thưởng, nhuận sắc lại một vài chỗ, đổi tên sách thành Kim Vân Kiều tân truyện, làm bài thơ ề từ, rồi cho đem khắc ván in ở phố Hàng Gai, Hà Nội.

Bài thơ đề từ ấy, sau này được khắc lên đầu tất cả các bản Kiều nôm, và hơn một trăm năm sau được in lại nguyên văn trên bản Kiều quốc ngữ của Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim, Vĩnh Hưng Long xuất bản năm 1925:

Giai nhân bất thị đáo Tiền Đường
Bản thế yên hoa trái vị thường
Ngọc diện khởi ưng mai thủy quốc
Băng tâm tự khả đối Kim lang
Đoạn trường mộng tỉnh căn duyên liễu
Bạc mệnh cầm chung oán hận trường
Nhất phiến tài tình thiên cổ lụy
Tân thanh đáo để vị thùy thương

Dịch nghĩa:

Người giai nhân (Kiều) ví chẳng đến sông Tiền Đường (thì) cái nợ yên hoa nửa đời vẫn chưa trả xong. Nét mặt ngọc của nàng sao lại phải vùi xuống dưới nước; tấm lòng trong sạch của nàng lúc nào cũng không thẹn với chàng Kim. Giấc mộng đoạn trường khi đã tỉnh ra thì cái căn duyên cũng đã giũ sạch; tiếng đàn bạc mệnh tuy đã hết khúc mà nỗi oán hận vẫn còn dài. (Thế mới hay) một mảnh tài tình là cái lụy chung muôn đời. (Vậy thì) quyển Tân thanh này cốt để thương xót ai? (2)

Bài thơ trên đây là bài thơ vịnh Kiều đầu tiên, cũng là bài tựa Truyện Kiều đầu tiên.

Ngày từ khi ra đời, Truyện Kiều đã được dùng làm đề tài cho một trào lưu văn nghệ cung đình. Ngoài bài thơ đề từ của Phạm Quý Thích còn có những lời bình luận của Vũ Trinh và Nguyễn Lượng, bài tổng thuyết của Minh Mệnh, 30 bài thơ đề vịnh của Hà Tông Quyền, tập Kim Vân Kiều án của Nguyễn Văn Thắng, bài tổng từ của Tự Đức...

Nhưng đánh giá cao nhất Truyện Kiều lại là một bài tựa Truyện Kiều, bài của Tiên Phong Mộng liên đường (3) viết vào cuối thời Minh Mệnh.

Mộng liên đường hết sức đề cao tầm nhìn của Nguyễn Du, hết lời ca ngợi tấm lòng của Nguyễn Du: "Nếu không có con mắt trông thấu cả sáu cõ, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có các bút lực ấy (4). Có thể nói Mộng liên đường đã khám phá được tâm sự của Nguyễn Du vậy.

Mộng liên đường cũng hết lời ca ngợi thiên tài nghệ thuật của Nguyễn Du thể hiện qua Truyện Kiều "Dẫu đời xa người khuất, không được mục kích tận nơi, nhưng lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm ở trên tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía, ngậm ngùi, đau đớn như đứt ruột". (5)

Cuối thế kỷ XIX, với bài tựa Đoạn trường tân thanh viết năm 1898, Đào Nguyên Thổ cũng hết sức đề cao thiên tài Nguyễn Du và nêu tác dụng kỳ diệu của Truyện Kiều:

(Truyện Kiều) "Nói tình thì vẽ được hình trạng hợp ly cam khổ, mà tình không rời cảnh, tả cảnh thì bày hết thú vị tuyết nguyệt phong hoa mà cảnh tự vướng mình, mực muốn múa mà bút muốn bay, chữ hay phô mà câu hay nói, khiến người khóc, khiến người vui, khiến người buồn, khiến người giở đi giở lại ngàn lần, càng đọc thuộc lại càng không biết chán, thật là một khúc Nam âm tuyệt xướng. Ngày nay nào khách văn chương, bạn thoa quần, cho đến kẻ buôn bán, người thôn hào, không ai là không có một quyển Kiều cầm tay để thưởng thức. Ngay như cả những người không biết lấy một chữ mà cũng học thuộc dăm câu, cũng thường khi nằm khi ngồi đem ra ngâm ngợi. Ôi! Sao mà lại có thứ văn làm say người đến thế!..." (6)

Thật đúng! Biết bao nhiêu người đã mê Truyện Kiều. Ngay Tự Đức tuy rất bất bình khi đọc những câu ca ngợi "tên giặc" Từ Hải (7) cũng phải nói:

Mê gì? - Mê đánh tổ tôm
Mê ngựa hậu bổ, mê nôm Thúy Kiều

Nhưng mê Truyện Kiều thì không ai bằng Chu Mạnh Trinh. Chu Mạnh Trinh không chỉ mê Truyện Kiều, mê văn chương Truyện Kiều, mà chính là mê cả nàng Kiều, y như mê một giai nhân có thật.

Chu Mạnh Trinh ca ngợi đạo đức Thúy Kiều là "Người thục nữ đủ đường hiếu nghĩa", ca ngợi tài sắc Thúy Kiều "hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh, vậy nên khách đa tình say chuyện phong lưu trăn măm cũ còn ghi tên tuổi hão, người chép sách tiếc vì tài sắc, ngàn thu sau còn nhặt chút phấn hương thừa". Chu Mạnh Trinh mơ tưởng sẽ dựng một ngôi nhà vàng cho Kiều, mơ tưởng mượn cỏ thơm gọi hồn Kiều về, rồi như thấy bóng Kiều hiện về đâu đó: "Hỡi ơi! Hồn còn biết hay chăng? Bóng hoàn bội tưởng ra vào Lạc Phố!" ( 8 )

Mê Kiều không ai bằng Chu Mạnh Trinh thì bênh vực Kiều, Chu Mạnh Trinh cũng đã bênh vực một cách tài tình hơn ai hết. Để bênh vực cái việc Kiều tự tiện thề thốt với Kim, Chu Mạnh Trinh đã mượn ý hai câu thơ cổ (9) tả một cái vườn đóng kín với một cành hạnh đỏ vươn ra ngoài tường nở hoa. Hoa hạnh đã nở ngoài tường chỉ vì sắc xuân trong vườn đầy dẫy không sao giữ lại được. Kiều tự tình với Kim thì chẳng qua cũng như bông hạnh kia. Ai lại nỡ khe khắt với một cành hoa vươn ra nở ngoài tường, nhất là nó vẫn giữ được tiết sạch giá trong: "Cũng có kẻ bảo tại nước chảy mây trôi lỡ bước, nên cành đưa lá đón quen thân. Nào biết đâu bông hạnh nở ngoài tường chưa để con ong qua tới".

Nếu có nhiều người mê Truyện Kiều thì số người chê Thúy Kiều cũng không phải ít. Trong số những người ấy ta thường nhắc đến Nguyễn Công Trứ. Trong một bài hát nói, Nguyễn Công Trứ đã dõng dạc lên án Thúy Kiều:

Bạc mệnh chẳng làm người tiết nghĩa
Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm!

Ai tà dâm? Người con gái phải bán mình chuộc cha hay người khách làng chơi đi tìm thú vui trụy lạc? Phong tình có tiếng như Nguyễn Công Trứ đáng lẽ nên dè dặt mới phải!

Tản Đà rất thích Truyện Kiều nhưng đối với nhân vật Thúy Kiều, nhà thơ mang một thành kiến nặng nề thể hiện trong bài Thúy Kiều hầu rượu Hồ Tôn Hiến:

... Đôi hàng nước mắt, đôi làn sóng
Nửa đám ma chồng, nửa tiệc quan
Tổng đốc có thương người bạc phận
Tiền đường chưa chắc mả hồng nhan...

Thật là tàn nhẫn! Rõ ràng Tản Đà không thông cảm một chút nào với nỗi đau đớn của Thúy Kiều sau khi Từ Hải bị giết.

Chê Thúy Kiều không chỉ có Nguyễn Công Trứ, Tản Đà mà còn nhiều nhà nho nữa. Ngay trong thôn xóm ngày xưa cũng lưu hành lời lên án Truyện Kiều:

Đàn ông chớ kể Phan Trần
Đàn bà chớ kể Thúy Vân Thúy Kiều

Nói về thân phận Thúy Kiều, sư Tam Hợp có câu:

Vậy nên những chốn thong dong
Ở không yên ổn ngồi không vững vàng.

Có thể nói lịch sử Truyện Kiều cũng long đong như thế!

Đúng là tiếng thơ ấy, yêu thương như tiếng ru của mẹ, thân thiết như tiếng gọi của quê hương, nghìn năm sau sẽ còn vọng mãi
-------------------------------------------------------------------
(1) Cho đến nay vẫn chưa biết đích xác năm ra đời của Truyện Kiều.
(2) Bản dịch trong quyển Truyện Kiều - Nguyễn Thạch Giang khảo đính và chú thích.
(3) Tên thật là Nguyễn Đăng Tuyển, người huyện Tiên Du - Bắc Ninh (không rõ năm sinh và năm mất), đậu tú tài năm Minh Mệnh thứ 17, làm sử quán biên tu rồi tri phủ Thuận Thành (theo Lược truyện tác gia Việt Nam).
(4, 5) Theo bản dịch của Bùi Kỷ - Trần Trọng Kim.
(6) Theo bản dịch của Trần Lê Nhân.
(7) Tương truyền Tự Đức đòi đánh Nguyễn Du ba chục roi giá thử Nguyễn Du còn sống, vì Tự Đức không thể chịu được cái ngang tàng của Từ Hải.
( 8 ) Thanh Tâm tài nhân thi tập tự Đoàn Tư Thuật dịch.
(9) Xuân sắc mãn viên quan bất trú
Nhất chi hồng hạnh xuất tương lai
(Sắc xuân đầy vườn đóng cửa không giữ được
Một cành hồng hạnh vươn ra ngoài tường).


Nguồn:truyenkieu.net
Về Đầu Trang Go down
https://suhoc.forum-viet.com
 
Thuý Kiều điển hình cho phụ nữ Việt Nam ?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» VIỆT NAM THỜI NGUYÊN THUỶ
» Trận điện biên phủ trên không
» Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ-ngụy, trong chiến lược “ Việt Nam hóa” chiến tranh.Quân và dân ta đã chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa ” đó như thế nào?

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN SUHOC :: GÓC HỌC TẬP - TRAO ĐỔI :: Khoa học xã hội :: Văn học-
Chuyển đến